Một số bệnh về móng Và Cách giải quyết những trở ngại trong nghề nail

Ngày đăng: 05/10/2017

Để phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và an toàn, những hiểu biết về các bệnh về móng là rất cần thiết đối với người hành nghề dịch vụ chăm sóc móng. Thường bệnh móng được hiểu tổng quát và gọn là các triệu chứng rối loạn về móng. Khách hàng thường có một số loại rối loạn nào đó về móng . Kiến thức về bệnh móng, giúp bạn quyết định làm cho khách hàng (cải tiến thẩm mỹ và làm đẹp lại móng) hay đề nghị họ đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý tốt nhất .

Thợ nail cần nắm rõ các bệnh móng sau đây:

  1. Móng bị mất màu (Discolored nails):

Bệnh trạng: Móng đổi màu thành vàng, xanh xám, xanh hay đỏ, tím.

Nguyên nhân: Do tuần hoàn máu kém

Giải pháp: Che dấu tình trạng này móng giả, móng wrap hoặc sử dụng nước sơn màu.

  1. Móng bị xước (Hang nails):

Bệnh trạng: Da quanh móng bị xước ra.

Nguyên nhân: Do da quanh móng (culticle) bị khô hay do bị cắt sát vào móng quá nhiều.

Giải pháp: Bôi dầu và tỉa da bị tróc để làm mềm lớp cuticle.

  1. Móng bị bầm tím (Bruised nails):

Bệnh trạng: Có máu bầm tụ dưới thân móng, có khi ngã màu từ tím sang đen.

Nguyên nhân: Do nail bed (nền móng) bị tổn thương

Giải pháp: Có khi móng tự rụng đi trong quá trình lành bệnh, thợ nail không nên làm móng giả cho khách.

Một số phương pháp quảng cáo hay cho tiệm nail

  1. Móng gợn sóng (Furrows):

Bệnh trạng: Xuất hiện gợn sóng dọc chiều dài hoặc chiều ngang móng

Nguyên nhân: Thường do bệnh vẩy nến gây ra (Psoriasis) hoặc do tuần hoàn máu kém hay bị tê cóng. Đôi lúc là người lớn tuổi triệu chứng này lại được xem là bình thường do tuổi tác. Có khi do sốt cao, có thai, hay do bệnh nhức đầu ở trẻ em hoặc do cơ thể thiếu chất kẽm cũng gây ra các triệu chứng này.

Giải pháp: Đánh bóng móng bằng bột đánh bóng, để làm ngắn những đường lằn này, phần lằn còn lại dùng chất Ridge Filler làm dầy và dùng sơn màu phủ lên, giúp cho móng trông nhẵn và khỏe mạnh lại.

  1. Móng có các chấm trắng nhỏ (Móng bị hột gạo – Leuconychia):

Bệnh trạng: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt móng, có khi gọi là móng bị hột gạo.

Nguyên nhân: Móng bị tổn thương do chịu lực ép mạnh hoặc do khách dùng móng hay mũi móng quá độ hay với cường độ mạnh.

Giải pháp: Giải thích cho khách hiểu không cần xử lý, móng sẽ tự lành, nhưng cần tránh các tác nhân gây ra kể trên , để tránh tiếp tục làm xấu móng đi.

  1. Móng bị rụng (Onychatrophia):

Bệnh trạng: Móng bị rụng dần.

Nguyên nhân: Do tổn thương Nail matrix hay do bệnh nội thương.

Giải pháp: Dùng dũa giấy giũa móng bằng mặt mịn, thợ nails nên làm thật cẩn thận. Nếu biết rõ do nội thương, có thể giải thích cho khách hiểu bệnh sẽ hết khi nội thương lành bệnh.

Xem thêm: Cách làm tiệm trở nên chuyên nghiệp

rao-vat-nganh-nail-tai-my-hoan-toan-mien-phi

Cách giải quyết những trở ngại trong nghề nail
Vạch smile line không được như ý
Khi làm Acrylic màu cho khách, nhiều khi vạch smile line không được đẹp và hoàn chỉnh như ý. Nếu rơi vào tình huống này ta nên giải quyết ra sao?
 Thường đối với thợ nail lành nghề sẽ dùng đầu dũa carbide để tạo hình cho vạch smile line. Do đó, nên điều chỉnh tốc độ chậm cho đầu dũa, dùng bàn tay phải để kiểm soát ngón tay khách hàng sao cho khéo léo, cho đầu dũa chạy lên xuống để tạo hình cho vạch smile line.
Ngoài ra, cần chú ý làm kỹ cho từng góc móng, mới làm được móng như ý mong muốn. Đồng thời cần làm thật khéo để tránh bị đục hay không sắc nét, thì mới có được nail xinh hoàn hảo.
Khi dùng dũa móng bị tách ra
Có nhiều trường hợp khi làm nail cho khách, khi sử dụng dũa để tạo hình cho móng, móng lại bị tách ra, trở ngại này là vì sao, cách nào ngăn ngừa nào tốt nhất đối với trở ngại này?
Cách giải quyết: Các thợ nail và các bạn đang thực hành nail cần chú ý rằng khi bạn sử dụng dũa để tạo hình cho móng tay của khách hàng, thì cần lưu ý làm cẩn thận không để cho móng bị xước, và quan trọng hơn là không được làm thủng móng nhất là thủng ở khoé móng, khi đã bị như vậy mà bạn vẫn cố dũa thêm sẽ gây ra hiện tượng móng bị tách ra.
Muốn đề phòng sự cố này, thợ nail khi dũa móng nên chọn dũa đúng loại đúng kích cỡ phù hợp với móng, thường người ta nên dùng dũng trung bình hay lớn hơn một chút . Kỹ thuật chung thường sử dụng là dũa dần từ khoé tiến dần vào khoảng giữa để loại bỏ gờ, tránh dũa theo đường ngắn. Khi muốn chuốt móng thì nên dùng dũa mịn cỡ trung.
Khách kêu ca móng yếu
Nhiều khách hàng làm nail thường phàn nàn rằng móng của họ yếu, dễ gãy. Vậy bạn nên làm gì và hỗ trợ gì cho khách? Tốt nhất theo chúng tôi thường làm là khuyên khách sử dụng mỹ phẩm dưỡng móng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm chuyên dùng cho móng, hãy khuyên khách hàng sử dụng thoa lên bề mặt móng. Các sản phẩm này thường có chất dầu và kem, thoa mỗi ngày rất tốt như Contours Botanical Oil, Beauty Secrets Nail Matrix Fortier.
Bột làm móng khô nhanh
Thông thường, bột làm móng bao giờ cũng khô nhanh hơn, lý do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì vậy thợ nail nên để ý đến điều kiện nhiệt độ trong tiệm của mình hoặc những tác nhân làm nhiệt độ trong tiệm tăng cao lên như do ánh sáng đèn chẳng hạn.
Để bột làm móng không khô quá nhanh, hãy chú ý tới nhiệt độ nơi làm việc tăng lên do có quá nhiều người trong tiệm cùng lúc mà lại không mở điều hòa không khí hoặc máy điều hòa không khí không còn đáp ứng tốt nhu cầu làm mát trong tiệm nữa.
Làm Nails USA mong những bài viết sưu tầm này sẽ giúp cho những thợ Nail có thêm kinh nghiệm cho bản thân để công việc càng ngày suông sẻ hơn
 

LIMITED TIME OFFER

GET $10 OFF

No, thanks
Nails Express Printing For Nails Salon - Online Printing & Design Services Rao vặt dành cho tiệm nails ở Mỹ