“Chủ nghĩa hoàn hảo” trong ngành Nail có phải luôn tốt? (P1)

Ngày đăng: 11/01/2019

Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng luôn là mục tiêu cao nhất của các thợ nail cũng như các chủ tiệm salon, nhưng đôi lúc việc cố gắng “quá mức” có thể gây ra những lỗi lầm không ngờ. Liệu những người theo “chủ nghĩa hoàn hảo” trong ngành nail có khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng hay không?

Trở thành thợ nail là một trong những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectionist). Việc chú ý đến từng chi tiết chính là yếu tố quan trọng nhất khiến các thợ nail tài năng khác biệt hoàn toàn so với số đông. Nhưng vẫn phải thành thật là, nếu làm việc hàng ngày để kiếm sống thì bạn cần biết cách cân bằng giữa chủ nghĩa hoàn hảo với tình hình tài chính của mình theo đúng kế hoạch đã đặt ra.

Ian Hembry – Nhà tâm lý giáo dục của MetaMetrics (Durham, N.C.) cho rằng: “Người muốn hoàn thành mọi thứ một cách hoàn hảo nhất luôn được đánh giá cao, nhưng nếu tư tưởng này ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau thì đã đến lúc nhìn lại và thay đổi.”

Nếu không biết mình có phải là một “perfectionist” hay không, hãy bắt đầu tự mình trả lời các câu hỏi sau. Động lực khi muốn được thành công của bạn là gì? Bạn thường phản ứng như thế nào đối với những lỗi lầm mình gây ra? Việc đạt được mục tiêu có khiến bạn hạnh phúc – hay bạn có cảm thấy “tuột dốc” nếu mình không thành công?

Bạn có trì hoãn khi có cơ hội thử một thứ gì đó mới mẻ (một kỹ thuật nail mới) chỉ vì bạn phải mất quá nhiều thời gian để thử nghiệm nó tới mức thật hoàn hảo trước khi làm cho khách?

Hembry nói rằng, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường sẽ có những “triệu chứng” sau:

Có tính trì hoãn: “perfectionist” thường bắt đầu một dự án chậm hơn so với người khác bởi họ sợ không thể hoàn thành nó một cách hoàn hảo được. Điều này sẽ ngăn các chủ salon có ý định mở rộng tiệm, tuyển thêm nhân viên hay thậm chí là để thay thế các phần mềm đang sử dụng.

Suy nghĩ quá nhiều: Không dám đưa ra quyết định vì chỉ toàn nghĩ đến những điều tiêu cực. Ví dụ như sợ sẽ mất khách hàng nếu gây ra một lỗi nhỏ nào hay không dám từ chối khách khi có điều phật ý.

Thích kiểm soát: Bạn thích “quản lý” mọi chuyện vụn vặt của chính mình và của cả nhân viên, hay thường phản ứng thái quá với lỗi lầm của mình hay của mọi người. Chuyện này có thể là cách mà bạn phản ứng với đồng nghiệp hay với những khách “no-show” hoặc khách rời bỏ salon.

Bị ám ảnh: Bạn luôn bận tâm lo lắng mình phải có được những công cụ và thiết bị mới nhất trong ngành hay dành một số tiền khủng cùng với rất nhiều thời gian và năng lượng để có thể tranh giải trong các cuộc thi.

Trong môi trường salon, “chủ nghĩa hoàn hảo” có thể biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là ở việc bạn dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị dịch vụ, giũa móng hay sơn móng. Hoặc có thể là bạn đi làm vào ngày nghỉ vì không muốn để khách thất vọng. “Chủ nghĩa hoàn hảo” có thể làm các vị khách khó tính hài lòng nhưng mặt khác, nó khiến bạn cảm thấy áp lực hơn nếu khách không vui. Ngoài ra, vì là người “hoàn hảo” nên bạn thường áp đặt nhiều tiêu chuẩn – đôi khi không thực tế và mong muốn nhân viên của mình phải làm theo, nếu không “đúng chuẩn” bạn sẽ nổi giận và có phản ứng rất gay gắt với họ.

Với các thợ nail, việc theo đuổi sự hoàn hảo đến mức ám ảnh có thể gây ra nhiều thiệt hại, cả về tinh thần lẫn tài chính. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số phương pháp đơn giản để “điều trị” căn bệnh theo đuổi “chủ nghĩa hoàn hảo” để các chủ salon và thợ nail có thể kinh doanh và làm việc một cách hiệu quả hơn!

Nguồn: Sưu tầm Internet

LIMITED TIME OFFER

GET $10 OFF

No, thanks
Nails Express Printing For Nails Salon - Online Printing & Design Services Rao vặt dành cho tiệm nails ở Mỹ