7 bước xây dựng mô hình kinh doanh làm móng tại nhà

Ngày đăng: 02/14/2020



Với sự bùng nổ của thị trường nail art trong nhiều năm gần đây, rất nhiều người đã lựa chọn cách tự xây dựng cho mình một mô hình làm móng tại nhà thay vì đến salon khác để làm việc. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng bạn cần xem xét một số vấn đề trước khi bắt đầu với chúng.

Làm móng tại nhà là một xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng vì ở đó bạn có thể tự làm chủ công việc, thời gian và lợi nhuận của riêng mình. Những người làm móng tại nhà hầu hết không phải đầu tư quá nhiều vào trang thiết bị và không phải trả hàng ngàn đô la để thuê mặt bằng như những salon lớn. Chính vì vậy, họ cảm thấy tự do và thoải mái hơn với công việc đang làm. Nhưng đâu là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho việc tự kinh doanh riêng này và làm cách nào để thành công với nó. Cùng tham khảo qua 7 bước cơ bản sau nhé!

Bước 1. Khảo sát thị trường

Đây là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào xây dựng một mô hình làm móng tại nhà. Hãy nghiên cứu thị trường ở khu vực bạn sinh sống và xác định loại dịch vụ nào đã phổ biến để có thể tìm ra thứ khác biệt cho riêng mình. Tùy vào khả năng và sở thích mà bạn có thể cung cấp dịch vụ manicure, pedicure, đắp móng lụa, móng acrylic, móng gel và móng vẽ tay chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nên xem xét điểm mạnh, điểm yếu, các thiết bị sử dụng và giá dịch vụ của các salon khác trong vùng.

7-buoc-xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-lam-mong-tai-nha-1
Bước 2. Tham gia đào tạo

Nếu bạn mới bắt đầu với nghề nail, nên cân nhắc làm việc tại một số salon trước khi xây dựng mô hình kinh doanh cho riêng mình. Hãy tham gia các sự kiện, hội thảo khác nhau trong ngành vì bạn càng biết nhiều về cách kinh doanh tiệm nail, cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, nên đảm bảo bạn luôn nắm bắt và đi đầu trong những xu hướng công nghiệp mới nhất của ngành.

Bước 3. Lấy giấy phép hoạt động

Hiện nay, việc làm móng tại nhà được cho phép tại hầu hết các tiểu bang, nhưng bạn vẫn cần lưu ý tới các quy định và sự hạn chế trước khi bắt đầu với chúng. Ví dụ, bạn có thể sẽ phải thiết kế phòng tắm và lối đi riêng cho khách hàng hoặc một số tiểu bang không cho phép người làm móng tại nhà thuê nhân viên không phải thành viên gia đình. Vì vậy, hãy gọi cho hội đồng thẩm mỹ tại tiểu bang để tìm hiểu những quy định đang được áp dụng trong thành phố của bạn.

Ngoài ra, thợ làm móng cũng yêu cầu phải có giấy phép hành nghề. Tùy thuộc vào quy định tại từng tiểu bang, bạn có thể phải tham gia và hoàn thành khóa học nghề làm móng hoặc chương trình công nghệ làm móng. Các khóa này sẽ đào tạo cho bạn về vệ sinh cá nhân, các sản phẩm chăm sóc móng, công cụ làm móng, cách vệ sinh, khử trùng dụng cụ và một số nguyên tắc quan trọng khác. Bạn có thể học chuyên về các dịch vụ cụ thể như mở rộng móng tự nhiên, cách vẽ móng hoặc kĩ thuật massage tay.

7-buoc-xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-lam-mong-tai-nha-2
Bước 4. Lên kế hoạch kinh doanh

Tiếp theo, xác định quy mô salon tại nhà và cách tính chi phí cho các dịch vụ của bạn. Bạn có thể tối đa hóa thu nhập bằng cách bán các sản phẩm chăm sóc móng hoặc cung cấp dịch vụ làm pedicure, manicure sang trọng. Điều này cho phép salon tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

Một nhiệm vụ không thể bỏ qua là xác định chi phí cần thiết để bắt đầu vận hành salon. Hãy dành một phòng riêng cho các dịch vụ chăm sóc móng, cố gắng tạo ra bầu không khí thư giãn mang phong cách của riêng bạn. Ngoài ra, nên xem xét về thời gian hoạt động của salon vì bạn luôn cần ít nhất vài giờ để quảng cáo dịch vụ, làm công việc kế toán và dọn dẹp. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chi phí của bạn đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành. Làm việc tại nhà không có nghĩa là bạn phải tính chi phí ít hơn mà giá cả bạn đưa ra nên dựa trên chất lượng chứ không phải vị trí salon.

Bước 5. Đầu tư sản phẩm chất lượng

Hãy tìm kiếm các thương hiệu và nhà sản xuất chuyên về các sản phẩm chăm sóc móng và bạn có thể mua sỉ để được giá tốt, miễn là chúng có chất lượng cao. Nhiều cửa hàng sẽ cung cấp mẫu thử miễn phí để bạn kiểm tra sản phẩm trước khi mua số lượng lớn.

7-buoc-xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-lam-mong-tai-nha-3
Bước 6. Mua bảo hiểm

Có thể bạn nghĩ rằng bạn đã được bảo vệ đầy đủ vì bạn có chính sách của người chủ nhà hoặc người thuê nhà, tuy nhiên những điều khoản này không cung cấp lợi ích toàn bộ cho việc kinh doanh tại nhà. Bạn cần có thêm bảo hiểm kinh doanh để bù đắp tổn thất vì bảo hiểm nhà ở không bao gồm các khoản nợ kinh doanh.

Bước 7. Quảng cáo cho salon tại nhà

Quảng cáo là việc rất cần thiết cho sự phát triển salon, vì vậy hãy sáng tạo và đưa ra các chiến lược khác nhau để thúc đẩy doanh thu của bạn. Có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo trên Google hoặc mạng xã hội cùng với việc phát tời rơi, brochures trong thành phố. Bạn hãy cố gắng trao đổi tờ rơi với các tiệm chăm sóc tóc, spa, trung tâm massage và tiệm trang điểm để quảng cáo thêm cho salon tại nhà của mình.

Bằng 7 bước cơ bản trên, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một mô hình làm móng tại nhà với quy mô nhỏ gọn nhưng chuyên nghiệp và mang lại doanh thu cao. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị thật kĩ, tham khảo kinh nghiệm từ những chủ salon và chuyên gia trong ngành để vận hành doanh nghiệp của bạn một cách tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm Internet

LIMITED TIME OFFER

GET $10 OFF

No, thanks
Nails Express Printing For Nails Salon - Online Printing & Design Services Rao vặt dành cho tiệm nails ở Mỹ