10 sai lầm không ngờ khiến tài chính của salon bị “rút cạn” (P1)

Ngày đăng: 09/21/2019
Với tư cách là chủ tiệm nail, bạn cho rằng mình đã “cống hiến” hết mình để phát triển nguồn tài chính của salon – tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm không ngờ tới khiến tiền của bạn cứ ngày một bị “rút cạn”!

10-sai-lam-khong-ngo-khien-tai-chinh-cua-salon-bi-rut-can-p1-1

Trong khi cố gắng làm việc thật chăm chỉ ở salon là để “làm đẹp” cho các khách hàng của mình thì chúng ta còn làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình của mình. Tuy nhiên, việc trở thành chủ một tiệm nail thành công không hề đơn giản và đôi khi bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về tài chính, ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của salon. Và để tránh những rắc rối đó thì việc hạn chế những thất thoát về tiền bạc chính là biện pháp bảo vệ salon của bạn hiệu quả nhất, theo các chuyên gia tư vấn tài chính trong ngành, có 10 vấn đề mà các salon vẫn thường hay mắc phải nhất khi quản lý tiệm nail!

1. Không tăng giá hay không tăng “định kỳ”

Nếu như bạn không chịu tăng giá các dịch vụ của mình để trang trải cho các khoản chi phí điện, nước, tiền thuê nhà… đang tăng lên từng ngày thì đây sẽ là sai lầm lớn của bạn. Các chi phí kinh doanh và cá nhân cũng không ngoại lệ. Điều này nghĩa là bạn không thể làm gì khác là phải tăng giá dịch vụ hàng năm hay hai lần một một năm để “bắt kịp” với mức sống của xã hội. Nếu thấy “ngại” với khách hàng về chuyện tăng giá thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn khi lợi nhuận ngày càng giảm sút và chuyện đóng cửa salon chỉ còn là vấn đề thời gian.

2. “Free extra” quá nhiều

10-sai-lam-khong-ngo-khien-tai-chinh-cua-salon-bi-rut-can-p1-2

Nếu bạn phải dành rất nhiều thời gian và chi phí cho các dịch vụ bổ sung như nail art thì bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi “định giá” cho các dịch vụ đó. Đừng để dịch vụ “vẽ móng nghệ thuật” chiếm lấy quá nhiều thời gian quý báu của bạn cũng như tiêu tốn quá nhiều cho việc mua các sản phẩm đắt tiền để “phục vụ” cho nó. Bằng việc định giá phù hợp cho từng dịch vụ – chỉ nên lấy thêm một chút phí hay phải cộng luôn vào giá chính thức của dịch vụ – hãy cẩn trọng đánh giá vấn đề này để bảo đảm sự ổn định tài chính của salon.

“Tính toán” cẩn thận khi vẽ móng miễn phí!

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn sẽ có khoảng 50 khách hàng một tuần, một nửa trong số họ muốn được vẽ móng miễn phí và bạn không hề thu tiền cho những dịch vụ này. Còn bây giờ hãy làm một phép tính đơn giản: nếu bạn lấy khoảng 5 USD cho mỗi lần vẽ móng để bù cho thời gian và tiền mua sản phẩm cho những mẫu vẽ đơn giản “chỉ có 5 phút” đó và 10 USD cho những mẫu phức tạp hơn và tốn của bạn hết “10 phút” thì bạn sẽ bị mất hết bao nhiêu tiền một tuần nếu chỉ làm “free”?

Trong số 25 khách hàng muốn có “free art” thì có khoảng 12 người trong số đó sẵn sàng chi tiền mà thôi. Vậy thì nếu một nửa trong số 12 khách đó chọn vẽ móng cơ bản với giá 5 USD (6 khách x 5 USD) và số còn lại chọn vẽ móng với giá 10 USD (6 khách x 10 USD) thì bạn sẽ thu được thêm 90 USD/tuần! Một con số không hề nhỏ nếu được cộng dồn theo từng quý hay trong một năm kinh doanh.

3. Để nhiều sản phẩm “đóng bụi” trong kho

10-sai-lam-khong-ngo-khien-tai-chinh-cua-salon-bi-rut-can-p1-3Chỉ đặt các loại kim tuyến, pha lê hay sơn vẽ với số lượng có hạn

Có thể bạn đã mua rất nhiều sản phẩm nhưng chúng lại không được lòng khách hàng, hay bạn đã mua được hàng với giá ưu đãi “cực khủng” nhưng cuối cùng lại không dùng thường xuyên hay không thể kết hợp vào các dịch vụ của salon. Rồi còn các mặt hàng bán lẻ vẫn nằm im trên các kệ hàng mà khách vẫn không buồn động tới? Bất cứ khi nào bạn “khám phá” ra những sản phẩm vẫn còn tồn đọng trong kho hàng của mình, hãy cố gắng dành một chút thời gian để đánh giá lại tại sao nó vẫn chưa được sử dụng và bạn nên làm gì để “giải quyết” chúng.

Với những mặt hàng bán lẻ, hãy thử bày trí chúng trở nên bắt mắt hơn hay “gộp” chung với những sản phẩm khác để có thể bán chạy hơn, bạn cũng có thể “tận dụng” khi biến chúng thành các loại quà miễn phí nhân dịp sinh nhật khách hay quà tặng nhân các ngày lễ đặc biệt trong năm.

4. Để hàng tồn kho hết hạn

Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều có thời hạn sử dụng nhất định – thường là từ một đến ba năm. Điều này có nghĩa là các salon nhỏ với số lượng khách hàng có hạn sẽ dễ bị mất nhiều tiền hơn nếu “tham lam” mà mua sản phẩm với số lượng lớn. Bạn phải dự đoán được mình có thể thực hiện bao nhiêu dịch vụ với một thùng sản phẩm như vậy để có thể đặt hàng khôn ngoan hơn. Dù mua hàng với giá sĩ khá hấp dẫn nhưng nếu tính toán kỹ, bạn sẽ chọn tiết kiệm được hơn 10 USD cho một thùng hàng “spa scrub” (chất tẩy bào chết) nhưng chỉ dùng một nửa thùng thì đã hết hạn hay chỉ mua đủ dùng với giá cao hơn một chút rồi đặt tiếp khi hết hàng?

5. Chia nhỏ các sản phẩm sẽ dùng

10-sai-lam-khong-ngo-khien-tai-chinh-cua-salon-bi-rut-can-p1-4

Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm spa không chỉ lãng phí mà còn tốn thời gian tẩy rửa

Đừng lấy quá nhiều scrub hay lotion cho mỗi dịch vụ khi chỉ cần một muỗng nhỏ là đã đủ dùng. Một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền cho các sản phẩm spa đắt đỏ là chia nhỏ từng loại cần phải dùng vào cái khay trước khi bắt đầu dịch vụ. Điều này không chỉ giúp các thợ nail ước lượng được những sản phẩm mà mình sẽ dùng mà việc “trưng bày” trên khay còn khiến khách cảm thấy hấp dẫn hơn vì màu sắc và những mùi hương dễ chịu từ chúng. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể tiết kiệm tiền với các loại sơn gel và sơn thường của mình. Việc dùng quá nhiều nước sơn không chỉ khiến bạn phải mua hàng thường xuyên hơn mà còn khiến các tác phẩm móng dễ bị hỏng hơn, vậy là bạn phải tốn thời gian để “repair” hay thậm chí là để mất khách hàng.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tham khảo một số phương pháp khác mà các salon nên áp dụng để tiết kiệm chi phí cũng như củng cố nguồn tài chính của salon ngày một vững mạnh hơn.

(Nguồn ảnh: Nailsmag)

Nguồn: Sưu tầm Internet

LIMITED TIME OFFER

GET $10 OFF

No, thanks
Nails Express Printing For Nails Salon - Online Printing & Design Services Rao vặt dành cho tiệm nails ở Mỹ