24/7 SUPPORT AVAILABLE! CALL OR TEXT ANYTIME
Một tiệm nail ở Nampa, Idaho đã bị một phen hết vía chỉ vì những tia lửa nhỏ. Khi đang làm móng thì chị Sherry Milford đi lấy đồ và để khách ngồi ngâm móng ở một cái bàn khác. Tự nhiên có một vài tia lửa nhỏ xẹt lên từ thiết bị điện và bắt lửa từ hơi aceton gần đó mà bắt đầu bốc cháy, lan cả vào chậu nước khách hàng đang ngâm móng. Rất may là Milford đã nhanh tay chạy đi lấy bình cứu hỏa và dập tắt đám lửa. Tuy nhiên, do lực của bình xịt mà bột dập lửa lan tràn trên mặt đất và các khu vực khác. Do phản ứng nhanh nên vị khách nọ cũng không bị bỏng còn chị Milford thì phải đóng cửa tiệm vài ngày để dọn dẹp thảm và đồ đạc trong tiệm. Tình huống tương tự hoặc xấu hơn có thể xảy ra ở bất kỳ salon nào nếu bạn lơ là cảnh giác.
Nhiều chủ tiệm chỉ chờ các thông tin về các quy định an toàn từ thanh tra của bang cũng như chú ý đến lỗi vi phạm khi bị phạt. Thay vì cứ mãi ở thế bị động, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm tra và thực hiện các biện pháp sau để có thể bảo vệ salon của mình khỏi những thảm họa không ngờ.
Bắt đầu công việc đánh giá bằng cách đi quan sát một vòng salon, bắt đầu từ bãi đậu xe của tiệm. Có ổ gà hay những chỗ đất chênh khiến khách có thể bị ngã không? Vào mùa đông thì đất, tuyết có được dọn sạch chưa? Sau đó là khu vực lối vào tiệm, cầu thang… bạn kiểm tra xem có chỗ nào trơn trợt nguy hiểm không và nhanh chóng cho thợ sửa chữa.
Bước vào tiệm thì đánh giá xem sàn nhà có trơn không, dưới đất có bụi cát bẩn gì không, các loại thảm thì bạn nên kiểm tra xem có bị tuột sợi không và phải thay ngay để khách không bị vướng chân vấp ngã.
Bạn có thể đáp ứng các yêu cầu của OSHA và bang chỉ bằng những câu hỏi đánh giá đơn giản này, tuy nhiên do là chủ salon và đã quen thuộc với tiệm nên có khi bạn không nhìn ra những lỗi nhỏ này, dẫn đến những vấn đề lớn hơn về sau.
Tiếp tục đánh giá các khu vực sâu hơn trong tiệm như tất cả các nắp thùng rác đã đậy chưa hay có tranh ảnh gì trên tường đã được đóng đinh chắc chắn chưa, các ổ cắm (kéo dây) nằm ở dưới bàn hay nằm ngoài đường đi? Các thanh tra cũng rất hay chú ý đến các ổ cắm điện, bạn nên thay mới nếu đã sử dụng chúng quá lâu và phải đặt chúng cách xa lò sưởi hay bồn nước nóng.
Cuối cùng là khu vực làm việc của thợ nail, đây cũng là nơi thể hiện rõ nhất mức độ vệ sinh và an toàn của salon. Tất cả các sản phẩm sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ phải bỏ vào thùng rác, có nắp đậy kín. Nhìn chung, chỉ cần tuân thủ tất cả các chỉ dẫn của nhà sản xuất là được.
Đầu tiên, các sản phẩm làm móng nào đã tháo bao bì và đựng trong hộp khác phải được dán nhãn rõ ràng. Tên sản phẩm phải được dán bên ngoài hộp đựng và các chất nguy hiểm có trong sản phẩm phải được liệt kê đầy đủ. Ví dụ như sản phẩm đó là acrylic lỏng thì hộp đựng phải dán tên “Acrylic lỏng” và cụm từ “Dễ bắt lửa” hay nhãn dán cảnh báo có hình đống lửa. Sản phẩm nào chưa dùng hết thì phải đặt ở nơi khô ráo, có thông gió, tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp hay để gần nguồn nhiệt.
Tiếp theo là kiểm tra các hộp đựng để trên bàn thợ nail, tất cả đều phải là hộp có nắp và có thể đậy kín khi không sử dụng. Các lọ sơn móng, keo, nước tẩy sơn móng và primer phải được đậy kín. Nhiều thợ nail vì đang bận rộn mà chỉ đậy hờ lọ primer rồi bất cẩn làm đổ lên đùi. Primer thấm rất nhanh vào da và chỉ mấy giờ sau thì thợ nail sẽ bị bỏng hóa chất rất khó chịu.
Chúng ta thường chỉ cảnh giác với những chuyện rõ ràng như cấm hút thuốc trong salon hay đốt nến mà lơ là với các nguồn nhiệt khác chẳng hạn như lò vi sóng, các chủ salon phải phổ biến các kiến thức chung về việc có thể bỏ gì hay không được bỏ gì vào lò vi sóng, nhất là tuyệt đối không được “hâm nóng” aceton.
Các loại tinh dầu sử dụng trong quá trình làm móng hay massage cũng rất dễ bắt lửa nên phải chắc rằng loại bột giặt bạn đang dùng có thể loại sạch chúng cũng như chỉnh máy sấy ở chế độ thấp khi giặt khăn, khăn trải bàn, thảm và quần áo. Nếu không, nhiệt độ của máy sấy quá nóng có thể khiến các vật liệu sợi tạo ra khói và bốc cháy. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ salon để phòng ngừa những tai nạn bất ngờ, dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn giải quyết chúng một cách dễ dàng hơn nếu chẳng may chúng xảy ra.
Dù có kiểm tra cẩn thận đến đâu thì những tai nạn bất ngờ cũng có thể xảy ra nên cách tốt nhất là các chủ tiệm nên mua bảo hiểm để phòng ngừa. Hãy đến các công ty bảo hiểm để được tư vấn và mua cho salon của mình loại bảo hiểm tốt nhất, đừng tiếc tiền vì sau này nó có thể cứu salon của bạn thoát khỏi cảnh đóng cửa.
Chủ tiệm nên biết mình cần mua loại bảo hiểm nào và người thuê chỗ (booth renter) thì cần mua loại nào. Thường thì người thuê chỗ phải mua bảo hiểm trách nhiệm cá nhân (personal liability insurance).
Nếu vẫn chưa chắc salon của mình có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chưa, bạn có thể “tận dụng” các dịch vụ miễn phí mà nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Một cố vấn viên sẽ đến và chỉ dẫn bạn để salon có thể phù hợp với các tiêu chuẩn của OSHA. Một khi đã hiểu rõ các quy định này, hãy tổ chức một buổi họp với toàn nhân viên để phổ biến những yêu cầu này cũng như in ra MSDS để họ dễ dàng xem lại.
Khi những tia lửa nhỏ từ máy móc gây ra vụ cháy ở salon Nampa, Idaho mà chúng tôi đã nhắc đến ở đầu bài viết, nó đã có thể gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng hơn nếu như chủ tiệm không xử lý kịp. Chính vì vậy, các chủ salon phải cố gắng giữ bình tĩnh trong những trường hợp này và tìm cách dập lửa ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các đám cháy do chất hóa học, cách sử dụng bình chữa cháy… để giải quyết sự cố một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Bằng cách tìm hiểu về các tiêu chuẩn an toàn, tuân thủ các quy định trong ngành công nghiệp cũng như chọn cho mình một công ty bảo hiểm đáng tin cậy, bạn đã có thể bảo vệ salon của mình trước, trong lúc và cả sau khi một tai nạn ngoài ý muốn xảy ra!
Nguồn: Sưu tầm Internet
LIMITED TIME OFFER
GET $10 OFF
New Customers Only Enter your email to receive this $10 coupon for any orders.
No, thanks